Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
Máy kinh vĩ là thiết bị đo đạc được dùng phổ biến trong trắc địa. Máy kinh vĩ có nhiều chức năng tiện lợi phục vụ cho công tác đo đạc của các kĩ sư trắc địa. Ngoài ra máy kinh vĩ còn có một số chức năng giống với máy toàn đạc điện tử, và có thể dùng thay thế cho các trường hợp cần thiết.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, máy kinh vĩ điện tử đã ra đời thay cho dòng máy kinh vĩ quang cơ trước đây. Với những thiết kế thông minh và công nghệ cải tiến dòng máy kinh vĩ điện tử đã tạo ra một bước đột phá mới cho ngành đo đạc bản đồ, mang lại hiệu suất cao và những kết quả vô cùng chính xác.
I. Đo chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực.
– Bước 1. Đặt máy trên một điểm trạm đo (dọi tâm, cân bằng sơ bộ, cân bằng chính xác).
– Bước 2. Định hướng: là việc ngắm ống kính về một trạm đo khác và đưa bàn độ ngang về “00”.
– Bước 3. Đo chi tiết: là việc quay máy ngắm đến mia dựng tại các điểm chi tiết (góc ranh, góc đường, góc ngoặt của sông suối…) để thu thập các số liệu về góc và cạnh rồi ghi vào trong sổ đo chi tiết.
II. Đo khoảng cách gián tiếp
Khoảng cách đo được từ máy đến mia người ta gọi là khoảng cách trực tiếp, còn khoảng cách giữa hai mia được gọi là khoảng cách gián tiếp.
Giả sử cần đo khoảng cách giữa 2 điểm dựng mia B và C ta làm như sau:
– Đặt máy tại 1 điểm bất kỳ (A) sao cho có thể ngắm đến các điểm dựng mia (B, C).
– Ngắm mia dựng tại B và C rồi đo góc “” và đo khoảng cách từ máy đến 2 mia ta được cạnh “b và c” như hình vẽ.
– Tính khoảng cách gián tiếp (a) theo công thức:
III. Đo góc gián tiếp.
Góc đo được tại điểm đặt máy người ta gọi là góc đo trực tiếp, còn góc xác định được tại các điểm không đặt máy người ta gọi là góc đo gián tiếp. Giả sử cần xác định 2 góc B và C như hình vẽ ta thực hiện như sau:
– Đặt máy kinh vĩ tại điểm A, dựng mia tại 2 điểm B và C.
– Ngắm mia dựng tại B và C rồi đo góc “” và đo khoảng cách từ máy đến 2 mia ta được cạnh “b và c” như hình vẽ.
– Tính khoảng cách gián tiếp (a) theo công thức:
– Tính góc B và C theo công thức:
IV. Đo, tính tọa độ của một điểm bằng phương pháp điểm dẫn (Cọc phụ).
Giả sử cần tính tọa độ điểm T khi có các số liệu gốc và số liệu đo như hình vẽ ta tiến hành như sau:
-Tính góc phương vị tọa độ cho cạnh gốc:
α AB=120°30’40”
-Tính góc phương vị tọa độ cho cạnh BT:
Theo hình vẽ, góc đo được là góc trái nên ta áp dụng công thức:
– Tính số gia tọa độ của cạnh BT.
– Tính tọa độ cho điểm T:
V. Đo chiều cao công trình
Để xác định chiều cao của một công trình ta làm như sau:
– Đặt máy tại một điểm bất kỳ sao cho khi đặt máy trên điểm này có thể nhìn thấy đỉnh và chân công trình.
– Dựng mia ở chân công trình và xác định khoảng cách ngang từ máy đến mia (D).
– Ngắm ống kính lên đỉnh công trình rồi đọc giá trị góc đứng (V1).
– Ngắm ống kính xuống chân công trình rồi đọc giá trị góc đứng (V2).
– Tính chiều cao công trình (H) theo công thức:
H = H1+ H 2
Trong đó: H 1 = D .tg V 1
H 2 = D .tg V 2