Mở file Kmz/Kml trên Android
Hiện tại nếu có bản vẽ Autocad theo đúng hệ... Xem chi tiết →
Thực tế hiện nay thì ngoài quá trình bố trí về vị trí điểm chúng ta còn cần phải bố trí về độ cao của điểm. Sau đây Tracdiapro.com sẽ đưa ra một cách bố trí độ cao của điểm ra thực địa.
Giả sử M là mốc độ cao khống chế ( hoặc điểm gửi độ cao) có độ cao HM nằm gần công trình; điểm công trình C cần bố trí vào đúng độ cao HCtk của nó ( hình 1). Thiết bị được sử dụng ở đây là những chiếc máy thủy bình có độ chính xác cao
Một lưu ý quan trọng đó chính là bạn phải chắc chắn rằng thiết bị của mình có độ tin cậy về các kết quả đo là tốt nhất, bạn đọc có thể tham khảo loạt bài viết sau để kiểm tra thiết bị của mình
Để bố trí, máy thủy chuẩn đặt giữa MC, mia đặt tại M. Sau khi cân máy cẩn thận ngắm mia tại mốc M đọc số chỉ giữa được trị số ký hiệu là a. Từ số đọc này và độ cao mốc M ta tìm được độ cao trục ngắm Hj.
Hj = HM + a
Từ độ cao trục ngắm và độ cao thiết kế HCtk của điểm C ta tìm được số đọc cần thiết trên mia tại điểm C.
b = Hj – HCtk
Khi bố trí, tại C người giữ mia nâng hạ mia theo sự điều khiển của ngưới đứng máy, khi số đọc chỉ giữa trên mia đúng bằng b thì đế mia có độ cao đúng bằng độ cao thiết kế của điểm C. Các nguồn sai số trong bố trí độ cao về cơ bản giống như các nguồn sai số trong đo cao hính học, ngoài ra còn có sai số cố định điểm.
Hiện tại nếu có bản vẽ Autocad theo đúng hệ... Xem chi tiết →
Bạn đang có bảng tọa độ Vn2000 hay bảng tọa... Xem chi tiết →
Thường thì sẽ có hai kiểu định dạng số liệu... Xem chi tiết →
Bạn đang có bản vẽ số liệu các vị trí... Xem chi tiết →
Nội dung bài viết1 KIỂM ĐỊNH MÁY THỦY BÌNH2 SỬA [...]
Công ty TNHH Trắc Địa LÊ LINH Số 139 phố Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Linh
Mã số thuế: 0105390653 . Cấp ngày:01/07/2011. tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Email: Lelinh203@gmail.com . Điện thoại: (024) 3 562 7450
Pingback: Cách đo cao độ bằng máy thủy bình nhanh| Tracdiapro.com