Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
1. Khái niệm
Khi thành lập các bản đồ địa chính tỷ lệ lớn (1:200, 1:500, 1:10000) ở khu vực đô thị có nhiều nhà cao che khuất (dùng ảnh hàng không khó xác định ranh thửa) đòi hỏi xác định ranh thửa với độ chính xác rất cao, hoặc thành lập bản đồ ở các tỷ lệ nhỏ hơn 1:1000(1:2000 hay 1:5000) mà không có ảnh hàng không thì phải áp dụng phương pháp đo ảnh trực tiếp ngoài thực địa. Phương pháp này sử dụng máy toàn đạc hay máy kinh vĩ để đo gọi là phương pháp toàn đạc.
2.Các bước công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc
Bước 1: Khảo sát thiết kế chuẩn bị sản xuất
-Đối với một công trình sản xuất lớn, trước khi đo đạc phải tìm hiểu đặc điểm địa lý, nắm bắt tình hình khu vực.
-Thiết kế kĩ thuật bao gồm thiết kế khu đo, viết các hướng dẫn và tiêu chuẩn kĩ thuật đo vẽ bản đồ
-Công tác chuẩn bị sản xuất bao gồm :Chuẩn bị tài liệu, số liệu, chuẩn bị máy móc và thiết bị, kiểm nghiệm và chuẩn bị vật tư.
Bước 2: Đo lưới khống chế đo vẽ
-Hiện nay lưới khống chế đo vẽ chủ yếu được đo bằng công nghệ GPS
Lưới khống chế đo vẽ là lưới các điểm khống chế trắc địa (thường là lưới đường chuyền cấp 1,2) được triển khai từ lưới khống chế trắc địa nhà nước đã có ở gần khu vực thành lập bản đồ.
Bước 3: Đo chi tiết
-Các điểm của lưới khống chế đo vẽ được dùng để đặt máy để đo chi tiết các đỉnh thửa và các địa vật xung quanh điểm đó, lần lượt đo vẽ các điểm của mảnh bản đồ. Trong khi đó, số liệu (cạnh ,góc bằng, góc đứng ) được ghi vào thẻ nhớ đồng thời người đo cũng phải nối sơ họa để biết điểm nào cần nỗi với điểm nào. Trong khi đo vẽ ngoài thực địa, kết hợp điều tra chủ sử dụng, mục đích sử dụng…
– Kết quả đo vẽ chi tiết được trút vào máy để dựng hình (nối thửa).
-Kiểm tra kết quả đo và tính tọa độ X,Y của các điểm chi tiết
Bước 4: Sửa lỗi, tạo vùng, tính diện tích
-Tìm và sửa các lỗi kĩ thuật về nối thửa đất ( bắt quá, bắt chưa tới, nối tắt…)
– Tạo vùng, tính diện tích
Bước 5: Biên tập bản đồ địa chính
-Phân lớp đối tượng, đánh số thửa, tạo khung bản đồ
-Vẽ các đường nét, kí hiệu theo qui định
-Trình bày khung va khung ngoài
-Kiểm tra nội dung và kỹ thuật bản đồ, chỉnh sửa
-In bản đồ ra giấy và lưu trên đĩa CD
Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và biên bản xác minh ranh giới thửa đất.
3. Nhận xét chung
-Ưu điểm:
+Thông tin mới, hiện thời, độ tin cậy cao
+Độ chính xác đo vẽ cao
+ Áp dụng đạt hiệu quả cao cho các khu vực đo vẽ không lớn, diện tích thửa nhỏ và có nhiều địa vật che chắn.
-Nhược điểm:
+Thời gian đo hoàn toàn ngoài thực địa, gặp nhiều khó khăn về thời tiết và điều kiện làm việc
+Tuy đã tự động hóa đo đạc nhưng năng suất vẫn không thể bằng phương pháp khác.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về máy toàn đạc điện tử tại đây.