Có nhiều phương pháp để kiểm tra độ thẳng đứng của công trình sau đây tracdiapro.com xin giới thiệu một phương pháp dùng để kiểm tra độ thẳng đứng của công trình khá nhanh và hiệu quả. Kết hợp cùng với đó là hệ thống máy móc là máy kinh vĩ hay máy toàn đạc điện tửđể có thể tiến hành đo đạc.
Nếu công trình không cao, có thể dùng thước thép đo trực tiếp. Muốn tăng độ chính xác thì áp dụng phương pháp chuyền độ cao lên tầng. Trường hợp tổng quát thường áp dụng nguyên lý đo cao lượng giác để xác định
h = h1 + h2
Trong đó:
h1 = D1tgv1
h2 = D2tgv2
V1, V2 – góc đứng của trục ngắm tới đỉnh và đáy công trình đo bằng máy kinh vĩ.
D1, D2 – khoảng cách ngang từ máy tới đường dóng thẳng đứng của đỉnh và chân công trình, đo trực tiếp bằng thước thép.
Xác định độ dịch chuyển giữa trục thẳng đứng và trục công trình
Để xác định đại lượng q có thể dùng phương pháp đo góc như hình bên. Khi thực hiện phương pháp này, ta phải cố định hướng chuẩn I-II. Tại I đo góc bằng β1, β2 và khoảng cách ngang D rồi tính q theo công thức :
Tính độ nghiêng của công trình
Sau khi đã xác định được chiều cao công trình cũng như độ lệch giữa trục công trình và trục thẳng đứng chúng ta sẽ tính độ nghiêng của công trình theo công thức sau:
Giả sử công trình bị nghiêng một góc v, độ nghiêng xác định bởi công thức :
i=tgv= q/h
Trong đó: h – chiều cao công trình; q – Khoảng cách ngang giữa đáy và đỉnh
Trên đây là toàn bộ quy trình kiểm tra độ thẳng đứng của công trình được thực hiện nhanh và chính xác trên thực địa.
Máy kinh vĩ điện tử là gì (0) Máy kinh vĩ điện tử là sự nâng cấp của dòng máy kinh vĩ quang cơ thế hệ cũ, sự cải tiến về cấu tạo cũng như tăng khả năng và năng suất […] Posted in Kiến thức Trắc địa