Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
Do việc chuyển trục công trình lên cao trong những tòa nhà có rất nhiều tầng bằng các phương pháp truyền thống đều gặp khó khăn nhiều nên giải pháp chuyển trục công trình lên cao bằng công nghệ GPS là rất khả thi vì công nghệ GPS khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp truyền thống. Mặt khác với độ chính xác cao trong đo GPS cạnh ngắn thì việc chuyển trục bằng công nghệ GPS sẽ đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật đề ra trong quy phạm.
Nội dung bài viết
Khi chuyển trục công trình lên cao bằng công nghệ GPS cần lập một lưới GPS cạnh ngắn với chiều dài cạnh không quá 500m. Mạng lưới bao gồm từ 2 đến 3 điểm cố định và từ 2 đến 3 điểm thuộc trục công trình. Các điểm cố định trên mặt đất thường là các loại điểm lưới khống chế bên ngoài và được định tâm bắt buộc. Các điểm trục được đánh dấu bằng cách xử dụng máy kinh vĩ hoặc máy chiếu đứng chiếu lên biên của tầng cần chuyển trục. Sau đó dùng phương pháp căng dây hay bật mực để xác định hướng của trục cần đặt máy GPS. Tiếp theo sẽ là dùng thước thép để xác định vị trí của đặt máy thu GPS, vị trí này sẽ được xác định gần với vị trí điểm trục cần chuyển lên mặt bằng thi công theo hướng thẳng đứng. Đánh dấu vị trí này lại bằng cách dùng khoan và đóng đinh trực tiếp xuống sàn bê tông. Dùng sơn đỏ khoanh tròn lại vị trí đánh dấu để dễ tìm kiếm khi tiến hành đo GPS.
a) Lưới chuyển 2 điểm trục; b) Lưới chuyển 3 điểm trục
Thời gian một ca đo có thể chọn 45 phút, 30 phút hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào độ chính xác của máy và đồ hình của vệ tinh tại thời điểm đo. Một ca đo nên sử dụng ít nhất là 3 máy, nếu có thể thì sử dụng từ 4 máy trở lên để mỗi ca đo ta sẽ xác định được 1 trục .
Đặt 2 máy tại 2 điểm khống chế trên mặt đất, tốt nhất là chúng ta định tâm bắt buộc với hai máy này. Máy còn lại đặt tại các điểm trục đã được đánh dấu trên mặt sàn thi công (Hình 3- 14). Sau khi định tâm chính xác, cân bằng máy cẩn thận, ta đo chiều cao ăngten, nếu cần đo cả nhiệt độ và áp suất tại thời điểm đo. Các số liệu này được nạp ngay vào máy đồng thời phải ghi chép lại để phục vụ quá trình xử lý sau khi đo.
Sau khi kết thúc quá trình đo ta tiến hành trút số liệu và tính toán bình sai. Sau đó dựa vào tọa độ bình sai của các điểm đã đánh dấu ta tiến hành hoàn nguyên điểm này về vị trí các điểm thuộc trục công trình.
Công nghệ GPS có ưu điểm là cho phép đo mà không cần thông hướng giữa các điểm đo với nhau, thuận tiện cho việc đo đạc, phục vụ thi công nhà cao tầng do điều kiện đo đạc chật hẹp và bị che khuất tầm nhìn bởi chiều cao của tòa nhà đang xây và các công trình lân cận.
Việc chuyển trục công trình lên cao bằng công nghệ GPS cùng với các máy móc tiên tiến này sẽ đảm bảo được độ chính xác tương hỗ cao hơn 5mm do đó thỏa mãn được yêu cầu độ chính xác trong việc chuyển trục công trình lên cao bằng công nghệ GPS và sai số chuyển trục hầu như không phụ thuộc vào chiều cao công trình.
Tuy nhiên khi chuyển trục công trình lên cao đối với tòa nhà 25 tầng nên kết hợp cả hai phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử và máy đo GPS để nâng cao độ chính xác đo đạc và kết quả nhận được.
Trên đây là toàn bộ nội dung của phương pháp chuyển trục công trình bằng công nghệ GPS mà Tracdiapro.com giới thiệu đến bạn đọc
Tác giả bài viết: Văn Thành
Nguồn tin: https://tracdiapro.com