Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
Tại các đỉnh góc ngoặt của tuyến đường cần bố trí đường cong. Trong ngành đường sử dụng nhiều loại đường cong như đường cong tròn, đường cong chuyển tiếp, đường cong con rắn…
Nội dung bài viết
Các điểm chính của đường cong tròn gồm các điểm tiếp đầu Đ, tiếp cuối C và điểm giữa G của đường cong
Để bố trí các điểm này, ta đặt máy kinh vĩ hay máy toàn đạc tại đỉnh N ngắm theo hướng tuyến, đặt độ dài đoạn:
Trong ngành đường, khi tàu, xe chạy từ đường thẳng vào đường cong tròn, cần phải có đoạn đường cong chuyển tiếp để đảm bảo gia tốc tăng dần khi đi từ đường thẳng vào đường cong
Khi có thêm đoạn đường cong chuyển tiếp thì toàn bộ đường cong sẽ dịch chuyển về phía tâm đường cong một giá trị
Muốn xác định các điểm bắt đầu của đường cong chuyển tiếp A và điểm cuối của đường cong chuyển tiếp A’ thì từ điểm đầu Đ và điểm cuối C của đường cong tròn, đặt theo hướng tuyến một đoạn số gia tiếp cự
Bố trí điểm Gn nằm giữa đường cong, ta đặt máy kinh vĩ tại N( đỉnh góc ngoặt) ngắm về điểm Đ mở góc peta/2=(180-phi) theo hướng mới, đặt đoạn P+p= xác định được điểm Gn
Trong ngành đường người ta sử dụng rộng rãi đường cong chuyển tiếp với việc dịch chuyển tâm để bố trí đường cong. Có nhiều phương pháp để bố trí dưới đây là phương pháp tọa độ vuông góc lấy điểm A ( hay A’) làm gốc tọa độ hướng tiếp tuyến là trục x.
Độ dài nửa đường cong tròn mới R1=R-p
Chiều dài nửa đường cong mới K1
Sau khi đã có được tọa độ các điểm như trên ta có thể dùng máy kinh vĩ hay máy toàn đạc để bố trí các điểm đường cong trên. Sau đây tracdiapro.com xin giới thiệu phương pháp dùng máy toàn đạc để triển các điểm trên đường cong ra ngoài thực địa
Đặt máy toàn đạc điện tử tại điểm cách đỉnh của đường cong T+t trên tuyến đường, giả sử điểm này có tọa độ là (0,0), còn điểm định hướng là điểm đỉnh của đường cong ( T+t, 0). Trình tự các bước thao tác bố trí điểm
MENU – F2(Layout) – F3(SKIP) – F1(OCC.PT INPUT) – F3(NEZ) – F1(INPUT) nhập tọa độ trạm máy rồi ấn F4(ENTER) – F1(INPUT) nhập chiều cao máy rồi ấn F4(ENTER)
F2(BACKSIGHT) – F3(NE/AZ)-F1(INPUT)– Ngắm vào điểm định hướng nhập tọa độ của điểm định hướng rồi ấn F4(ENTER) rồi F3(YES)
F3(LAYOUT) – F3(NEZ) – F1(INPUT) nhập tọa độ, sau khi nhập xong ấn F4(ENTER) –F1(INPUT) nhập chiều cao gương(R.HT) rồi ấn F4(ENTER) – ấn F1(ANGLE) rồi quay ngang máy đến khi dHR=0 – ấn F1 ( DIST ) rồi chạy gương sao cho máy bắt được gương. Nhìn màn hình nếu dHD<0 thì dịch gương ra xa máy đến khi dHD=0, nếu dHD>0 thì dịch gương lại gần máy cho đến khi dHD=0. Như vậy là đã bố trí xong một điểm. Sau đó nhấn F4(NEXT) để bố trí các điểm tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ kiến thức trắc địa về bố trí đường cong, Trắc Địa Lê Linh hy vọng sẽ giúp được bạn đọc hiểu được về quá trình cắm cong trên một tuyến đường
Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi bài viết về bố trí điểm theo phương pháp tọa độ vuông góc bằng máy toàn đạc điện tử. Một phương pháp được dùng phổ biến trong đo đạc công trình đường ngày nay