Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
Nội dung bài viết
Bản đồ địa giới hành chính là tài liệu cơ bản của Bộ hồ sơ ĐGHC. Bản đồ địa giới hành chính được thành lập ở 3 cấp: tỉnh, huyện xã, sau đó dùng nó để biên tập bản đồ cấp huyện và cấp tỉnh.
Trước hết phải thu thập đầy đủ các tài liệu, văn bản pháp lý của Nhà nước có liên quan đến ĐGHC của đơn vị cần lập bản đồ.
Thu thập và lựa chọn bản đồ nèn địa hình có tỷ lệ phù hợp để thể hiện địa giới hành chính. Bản đồ địa hình phải thể hiện trong hệ tọa độ nhà nước. Nếu sử dụng bản đồ cũ, đến thời điểm lập bản đồ ĐGHC mà địa vật có thay đổi nhiều thì phải tiến hành hiện chỉnh bản đồ. Việc hiện chỉnh chỉ cần thực hiện theo dải rộng từ 2 đến 4 centimet trên bản đồ về hai bên của đường địa giới. Cần xóa bỏ các yếu tố địa hình, địa vật không còn trên thực địa và vẽ thêm những yếu tố mới xuất hiện trên thực địa lên bản đồ.
Hệ thống bản đồ địa hình dùng làm bản đồ nền cho việc xác định địa giới hành chính cần phải tuân thủ theo quy định chung sau:
Khu vực/ cấp hành chính | Đô thị, Đồng bằng | Trung du, Miền núi |
Cấp xã | 1:2.000-1:5.000 | 1:10.000-1:50.000 |
Huyện | 1:10.000-1:50.000 | 1:25.000-1:50.000 |
Tỉnh | 1:10.000-1:50.000 | 1:50.000-1:50.000 |
Các yếu tố nội dung bản đồ nền địa hình như các điểm tọa độ, độ cao, đường đồng mức, đối tượng giao thông, thủy hệ, địa vật, địa danh…
Yếu tố đường địa giới hành chính là nội dung cơ bản nhất của bản đồ địa giới, nó được biên tập trên bản đồ nền địa hình đã có.Trên bản đồ cần thể hiện rõ: mốc địa giới, các điểm đặc trưng trên đường địa giới như điểm ngoặt, điểm cong, đỉnh đoạn cong, điểm giao nhau của đường địa giới với các địa vật dài như đường giao thông, kênh mương,…Các điểm đặc trưng phải thể hiện chi tiết trên bản đồ cấp xã, còn trên bản đồ DGHC cấp huyện và cấp tỉnh các yếu tố này có thể khái quát hóa ở mức độ cần thiết phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần biên tập.
Một đơn vị hành chính phải lập một bộ bản đồ ĐGHC. Bộ bản đồ này có thể gồm một hay nhiều tờ bản đồ cùng tỷ lệ ghép lại.Khi biên tập bản đồ địa giới hành chính cần chú ý một số điểm sau:
-Phải lập một sơ đồ ghép biên các tờ bản đồ ĐGHC của một đơn vị và đánh số các tờ bản đồ ĐGHC bằng chữ số Ả Rập theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ 1 đến hết.
-Đường địa giới là đường màu đen theo kí hiệu tương ứng cấp hành chính cần thể hiện.
– Tô màu viền phải ngoài đường địa giới ( đường bo) bằng dải màu hồng cánh sen để làm nổi bật yếu tố địa giới hành chính. Đường ĐGHC bao quanh lãnh thổ đơn vi hành chính thì tô màu hoàn toàn ra phía ngoài đường địa giới. Đương địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới ở trong nội bộ địa phương lập bản đồ thì viền màu lên cả hai bên đường ĐGHC. Trên bản đồ ĐGHC cấp Huyện thì bên trong có viền màu đường ĐGHC cấp xã, trên bản đồ ĐGHC cấp tỉnh thì bên trong có viền màu đường ĐGHC cấp huyện trực thuộc mà không tô màu đường ĐGHC cấp xã.
Độ rộng viền màu quy định như sau:
-Quốc giới và địa giới cấp tỉnh bao ngoài lãnh thổ tô màu rộng 15mm
-Đường ĐGHC cấp huyện bao ngoài lãnh thổ tô màu rộng 10mm
-Đường ĐGHC cấp xã bao ngoài 5mm
-Đường ĐGHC cấp Huyện trong nội bộ tỉnh tô màu 2 bên đường ĐGHC, mỗi bên rộng 5mm
-Đường ĐGHC cấp xã trong nội bộ huyện tô màu 2 bên đường ĐGHC, mỗi bên rộng 2mm
-Các mốc địa giới hành chính được biểu thị trên bản đồ bằng vòng tròn toàn màu đỏ, bán kính 2mm, có dấu chấm ở tâm vòng tròn, ghi tên mốc, bên cạnh kí hiệu mốc.
-Các diểm đặc trưng trên đường địa giới các cấp được biểu thị trên bản đồ bằng vòng tròn đỏ, bán kính 1,4mm.
-Các yếu tố ngoài khung của từng mảnh bản đồ ĐGHC được trình bày theo quy cách riêng biệt
Trong đó:
+DP là danh pháp tờ bản đồ
+(a): tên tỉnh, huyện
+(b): tên huyện, xã lập bản đồ
+(c): chữ “ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH”
+(d): Ghi thứ tự mảnh, tổng số mảnh và sơ đồ ghép biên
+(e): UBND sở tại ký và đóng dấu
+(f): UBND cấp trên kí và đóng dấu