Độ chính xác và mật độ điểm lưới khống chế là những yếu tố quan trong trong việc xây dựng lưới
1. Xác định số bậc phát triển lưới
Số bậc phát triển lưới phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau:
Diện tích của khu đo vẽ: khu đo vẽ có diện tích càng rộng thì bậc lưới càng nhiều và ngược lại.
Mức độ đã xây dựng trên khu đo: Trường hợp khu xây dựng hoàn toàn mới cần lập lưới quy mô đầy đủ từ lưới bậc cao đến lưới bậc thấp. Còn trong trường hợp tái thiết hoặc mở rộng quy mô xây dựng công trình đã có việc lập lưới có thể được tiến hành dựa trên cơ sở trắc địa hiện có (đã được lập trong giai đoạn trước đây) bằng cách phát triển các lưới tăng dày theo nguyên tắc chêm lưới hoặc chêm điểm.
Điều kiện địa hình địa vật và mức độ thực phủ của khu đo: có nhiều lưới tăng dày nếu mức độ thông thoáng thấp.
Tỷ lệ đo vẽ và yêu cầu độ chính xác của bản đồ cần thành lập.
Điều kiện trang thiết bị đo đạc hiện có của đơn vị.
Nguyên tắc chung của việc thiết kế lưới là số bậc càng ít càng tốt, nhằm giảm chi phí xây dựng lưới và hạn chế mức độ ảnh hưởng sai số số liệu gốc của các bậc lưới bậc trên đến độ chính xác vị trí điểm của cấp khống chế bậc cuối cùng.
Nhìn chung chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định số bậc phát triển lưới là diện tích khu đo vẽ và có thể chia ra các trường hợp sau :
Khu đo vẽ có diện tích lớn (F > 25km²): lập ba bậc lưới (Lưới khống chế cơ sở, lưới khống chế tăng dày và lưới khống chế đo vẽ).
Khu vực có diện tích trung bình (F = 2,5 ÷25 km²) lập hai bậc lưới (Lưới khống chế cơ sở và lưới khống chế đo vẽ). Nhưng nếu khu đo vẽ có địa hình địa vật phức tạp thì nên lập ba bậc lưới.
Khu vực có diện tích nhỏ (F < 2,5 km²): thành lập một bậc lưới khống chế và lưới khống chế đo vẽ.
Với khu đo có diện tích rất lớn (F ≥ 100 km²) : cần lập 4 bậc lưới khống chế (lưới khống chế cơ sở, lưới khống chế tăng dày bậc 1, lưới khống chế tăng dày bậc 2 và lưới khống chế đo vẽ).
Sơ đồ phát triển lưới khống chế phục vụ đo vẽ địa hình khu vực xây dựng công trình phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích khu đo, mức độ đã xây dựng trên khu vực, tỷ lệ và độ chính xác của bản đồ cần thành lập
2. Mật độ điểm khống chế các cấp
Theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn quy định, mật độ điểm trung bình các điểm khống chế nhà nước từ hạng I ÷IV được quy định như sau :
Trên khu vực cần đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 thì cứ (20÷3) km² cần có một điểm khống chế tọa độ mặt bằng và (10÷ 20) km² cần có một điểm khống chế độ cao.
Trên khu vực cần đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/2000; 1/1000; 1/500 thì cứ (5÷15) km² cần có một điểm khống chế tọa độ mặt bằng và (5÷7) km² cần có một điểm khống chế độ cao.
Đặc biệt đối với khu vực xây dựng, mật độ điểm lưới nhà nước cần đảm bảo ít nhất 1 điểm/ 5km². Nếu tính cả các điểm của lưới tăng dày thì mật độ điểm lên đến 4 điểm/ 1km², còn trên khu vực xậy dựng thì yêu cầu có 1 điểm/1 km².
Trên đây là những yêu cầu về số lượng tối thiểu các điểm của lưới khống chế cấp hạng nhà nước (từ hạng I ÷ IV). Trong việc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, đặc biệt đối với các khu đo rộng lớn thì ngoài các điểm của lưới khống chế tăng dày và lưới khống chế đo vẽ
Bài viết mới
Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ (0) Trước khi bắt đầu một công tác đo đạc nào, đều cần phải thực hiện một vài thao tác bắt buộc gần như là nguyên tắc khi sử dụng máy. Công […] Posted in Kiến thức Trắc địa
Biên tập báo cáo 7 bảng GPS (0) Để biên tập báo cáo 7 bảng biểu của Bộ tài nguyên và môi trường thì cần phải có phần mềm chuyên dụng để có thể biên tập báo cáo từ phần […] Posted in Kiến thức Trắc địa
Nội dung bản đồ địa hình (1) Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: Địa vật định hướng, thuỷ hệ, các điểm dân cư, mạng lưới đường giao thông và đường dây […] Posted in Kiến thức Trắc địa