Trước khi bắt đầu một công tác đo đạc nào, đều cần phải thực hiện một vài thao tác bắt buộc gần như là nguyên tắc khi sử dụng máy. Công Việc bao gồm hai ( 02) phần : cân bằng và định tâm máy.
Định tâm máy kinh vĩ
Sau khi đã khóa ốc nối giữa máy và chân máy, định tâm sơ bộ để đưa tâm của máy vào vị trí gần nhất so với tâm mốc. Người dùng ngắm vào kính dọi tâm quang học < thiết kế trên máy kinh vĩ quang cơ> hoặc nhìn điểm chiếu laser < hệ thống dọi tâm laser của một số dòng máy điện tử >để điều chỉnh tâm máy một cách gần đúng
Điều chỉnh các ốc cân máy để đưa tâm máy về vị trí chính xác so với tâm mốc.
Cân bằng máy kinh vĩ
Sau khi đã đưa được tâm máy về trùng với tâm mốc, người ta tiến hành cân bằng máy bằng cách thay đổi độ cao của chân máy để đưa bọt thủy tròn trên máy về vị trí gần đúng – càng chính xác càng tốt. < Lưu ý : quá trình này tuyệt đối không được tác động tới 3 ốc cân máy – mà chỉ thay đổi độ cao của chân máy bằng 3 ốc hãm>
Các bạn cần phân biệt rõ giữa “ ốc cân máy” và “ ốc hãm chân máy” nhé
Cân bằng sơ bộ ống thủy tròn xong, ta quay máy sao cho trục ống thủy dài song song với 2 ốc cân máy, ở bước này, người ta tác động cùng chiều – hoặc ngược chiều đồng thời 2 ốc cân để đưa vị trí bọt thủy về giữa.
Xoay máy đi 1 góc 90° – sử dụng ốc cân thứ 3 để đưa bọt thủy về vị trí còn chính giữa trên hướng này.
–> Tới đây, ta phải kiểm tra lại xem tâm máy còn trùng khớp chính xác với tâm mốc hay không? Vì sự thay đổi – tác động của người dùng tới 3 ốc cân máy sẽ làm dịch chuyển tâm máy. Sẽ xảy ra 2 trưởng hợp Nếu quá trình cân bằng sơ bộ của mình chính xác cao, sau khi thực hiện qua hết các bước trên mà máy chỉ có độ dịch chuyển nhỏ không đáng kể <=1mm so với tâm mốc chuẩn hoặc căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu sai số định tâm đối với từng cấp lưới – nếu đạt thì có thể chấp nhận được và tiến hành đo đạc luôn.
Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của máy kinh vĩ điện tử bạn đọc có thể tham khảo bài viết tại đây