Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
1. Nguyên lý
Giả sử cần xác định chênh cao giữa hai điểm A và B, đặt máy thủy chuẩn( máy thủy bình) tại điểm K, cân bằng máy chính xác để tạo tia ngắm nằm ngang. Mia thủy chuẩn được dựng thẳng đứng tại A và B, quay máy ngắm mia tại A đọc số theo chỉ ngang giữa được a, tại B đọc số được b.
Ta có chênh cao giữa hai điểm A, B được tính theo công thức:
hAB= a – b
Vậy đo thủy chuẩn chính là việc dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thủy chuẩn để xác định chênh cao giữa hai điểm.
Nếu độ cao tại A là HA thì độ cao tại B được tính theo công thức:
HB=HA + hAB
2. Các dạng đo thủy chuẩn
a. Đo thủy chuẩn từ giữa
Thông thường người ta sử dụng phương pháp đo thủy chuẩn từ giữa. Bản chất của phương pháp này là dựa vào tia ngắm nằm ngang để xác định chênh cao giữa hai điểm. Trường hợp khoảng cách giữa hai điểm A và B ngắn và độ dốc nhỏ thì có thể bố trí trạm máy ở giữa. Người ta quy định số đọc trên mia A là số đọc sau (Kí hiệu là S), đọc số trên mia B là số đọc trước( ký hiệu là T). Khi đó chênh cao giữa hai điểm A và B sẽ là :
hAB= S – T
Trường hợp cần xác định chênh cao mà khoảng cách giữa hai điểm A và B xa nhau hoặc giữa hai điểm A, B có độ dốc lớn thì trên đoạn đo ta phải đặt nhiều trạm máy: K1, K2, K3,…,Kn. Các điểm 1, 2, 3,…,n là các điểm đặt mia:
Chênh cao giữa hai điểm A, B sẽ là:
b. Đo thủy chuẩn phía trước
Ngoài phương pháp đo thủy chuẩn từ giữa đã nêu ở trên người ta còn áp dụng phương pháp đo thủy chuẩn phái trước. Trường hợp này đặt máy tại mốc thủy chuẩn A đã biết độ cao, đo chiều cao máy là i, ngắm mia dựng tại B, đọc số đọc b.
Ta có chênh cao: hAB= i – b
Độ cao điểm B sẽ là : HAB= HA + hAB =HA + (i-b)