Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
Ngày nay, danh từ “địa chính” không còn quá xa lạ với đối với người dân ở Việt Nam cũng như trên thế giới vì nó là một lĩnh vực gắn bó với đời sống của con người, nó liên quan đến quyền sở hữu bất động sản và quyền sử dụng đất, một giá trị rất nhạy cảm đối với mỗi con người. Địa chính chiếm một một vị trí đặc biệt trong xác định bằng chứng pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và là cơ sở để xác định thuế khóa. Công tác địa chính đã và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất vao chuyên ngành của mình, mặt khác nó cũng đặt ra các yêu cầu phát triển khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực liên quan đến đo đạc, vẽ bản đồ, quản lý thông tin
1. Khái niệm địa chính
Hay nói một cách ngắn gọn ta có thể định nghĩa địa chính như sau:
Địa chính là khoa học về đo đạc bản đồ và quản lý đất đai
2.Nguyên tắc và nội dung của địa chính
2.1 Nội dung của quản lý đất đai
Đó là hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho tài nguyên đất đai được sử dụng hiệu quả cao cả về kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Khi đất đai đóng vai trò là tài nguyên thì việc quản lý tài nguyên không chỉ là nhiệm vụ của các chủ sở hữu mà còn là các chủ sử dụng tài nguyên. Quá tình quản lý đất đai bao gồm các bước cơ bản sau:
(1) Định vị và mô tả( Monitoring), trong đó các thông tin về đất đai môi trường được thu thập theo yêu cầu quản lý
(2) Quy hoạch (Panning) sử dụng đất, trong đó cần xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch đáp ứng yêu cầu kế hoạch hóa nền kinh tế-xã hội, điều tiết nguồn cung đất đai và xác định mục đích sử dụng đất.
(3)Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách( Policy-making) về đất đai, trọng tâm của bước này là xác định các thể chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng đất đai.
(4)Thực thi các hoạt động quản lý( Operation), triển khai thực hiện chính sách và quy hoạch sử dụng đất đai.
(5)Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chính sách và quy hoạch đất đai, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
2.2 Nội dung địa chính
Địa chính là khoa học về quản lý đất đai. Khi đất đai là tài nguyên có hạn thuộc sở hữu toàn dân thì nội dung của địa chính tương đồng với nội dung của nhà nước vể quản lý đất đai. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm một hệ thống các biện pháp giúp cho cơ quan nhà nước nắm được các thông tin đất đai, quản lý được quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất và bảo vệ môi trường. Nội dugn của nó bao gồm:
-Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai
-Điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa chính, các loại bản đồ chuyên đề về đất đai để nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất
-Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
-Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tài chính đất đai bao gồm việc đánh giá, định giá đất, xây dựng hệ thống thuế và phí liên quan đến sử dụng đất.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống hành chính quản lý đất đai bao gồm tổ chức bộ máy quản lý, đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất….
3.Nguyên tắc quản lý
Đặc trưng quan trọng của địa chính thể hiện ở chỗ đối tượng nghiên cứu của nó là các thửa đất. Do nó có tính pháp lý cao nên đòi hỏi việc quản lý địa chính cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
-Quản lý địa chính cần tiến hành theo quy chế thống nhất do nhà nước đề ra được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật như luật, nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán. liên tục và hệ thống theo không gian và thời gian.
-Đảm bảo độ chính xác cao về các yếu tố không gian và có độ tin cậy cao về thông tin pháp lý.
-Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh.