Bán buôn máy thủy bình tại Vĩnh Long
Công ty Trắc địa Lê Linh là tổng đại lý... Xem chi tiết →
.Tùy theo yêu cầu độ chính xác, khả năng hiện có của máy móc thiết bị và điều kiện thi công mà có thể quan trắc lún công trình theo nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là một số phương pháp thường được sử dung :
Nội dung bài viết
Phương pháp này dựa trên nguyên lý sử dụng tia ngắm nằm ngang xác định chênh cao giữa hai điểm.
Nếu máy thủy chuẩn đặt giữa khoảng A,B, kí hiệu (a),(b) là các số đọc tương ứng trên mia sau ( đặt tại A) và mia trước ( đặt tại B ), khi đó chênh cao giữa hai điểm A,B được tính theo công thức :
hAB = (a) – (b)
Việc quan trắc để xác định độ lún công trình phải được tiến hành theo một quy định đo cao hình học chính xác đặc biệt hay còn gọi là đo cao hình học tia ngắm ngắn. Những chỉ tiêu kỹ thuật của đo cao hình học tia ngắm ngắn được quy định ở bảng sau
Chỉ tiêu kỹ thuật của thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn
Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh được áp dụng để quan trắc lún của nền các kết cấu xây dựng trong điều kiện rất chật hẹp, không thể quan trắc bằng phương pháp đo cao hình học. Nguyên lý của phương pháp đo cao thủy tĩnh dựa trên định luật thủy lực: “Trong các bình thông nhau, độ cao của bề mặt chất lỏng luôn nằm trên cùng một mặt phẳng, không phụ thuộc vào mật độ chất lỏng và tiết diện của bình”.
Chênh cao giữa A và B là:
Trong đó :
S1, T1 (S2, T2) – số đọc trên thang số tại các bình N1 và N2 tương ứng.
d1, d2 – khoảng cách từ vạch “0” của thang số đến mặt phẳng đáy bình.
Phương pháp này cho độ chính xác cao nhưng phạm vi ứng dụng hạn chế và chỉ dùng khi phương pháp thủy chuẩn hình học không có hiệu quả.
Sai số trung phương đo chênh cao được xác định theo công thức
Các nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác đo cao tuỷ tĩnh là các sai số do điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy trong quá trình đo cần phải áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số đó.
Phương pháp đo cao lượng giác dựa trên nguyên lý xác định gián tiếp chênh cao thông qua việc đo góc nghiêng và khoảng cách. Phương pháp này có độ chính xác không cao nên chỉ dùng quan trắc các công trình có độ chính xác thấp và khi những điều kiện không thuận lợi hoặc kém hiệu quả đối với đo cao hình học.
Trong đó: D là khoảng cách ngang, Z là góc thiên đỉnh, V là góc đứng, i là chiều cao máy, l là chiều cao tiêu, f là số hiệu chỉnh chiết quang đứng.
Trong thực tế sản xuất, đo cao hình học là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để quan trắc độ lún. Các phương pháp đo cao khác chỉ được dùng như biện pháp bổ trợ, khi yêu cầu độ chính xác quan trắc không cao hoặc điều kiện thực tế không cho phép áp dụng được đo cao hình học.
Sai số trung phương xác định chênh cao trong đo cao lượng giác được xác định bằng công thức
Trên đây là 3 phương pháp quan trắc lún công trình mà tracdiapro.com giới thiệu đến bạn đọc. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu được các phương pháp thường dùng trong quan trắc lún công trình
Tác giả bài viết: Lê Hải
Nguồn tin: https://tracdiapro.com