Nội dung bài viết
ĐO ĐẠC LƯỚI ĐỘ CAO ĐỊA CHÍNH
Độ cao trên bản đồ địa chính phải được đo đạc và tính toán trong hệ độ cao nhà nước. Lưới khống chế độ cao địa chính được thành lập trên phạm vi lãnh thổ các đơn vị hành chính nhằm mục đích làm cơ sở độ cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính các loại tỷ lệ.
Nó được dùng trong hai trường hợp cụ thể sau đây:
- Trong giai đoạn xây dựng lưới tọa độ địa chính phải dựa vào lưới độ cao để xác định độ cao các điểm thuộc lưới tọa độ mặt bằng phục vụ tính chuyển các kết quả đo trên mặt đất về mặt elipxoid thực dụng đã lựa chọn.
- Khi đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính cần dựa vào lưới độ cao để xác định độ cao các điểm khống chế đo vẽ phục vụ tính độ cao các điểm chi tiết.
Dùng máy thủy bình thông thường để đo thủy chuẩn kỹ thuật. Máy có độ phóng đại 20-30 lần, có độ nhạy ống thủy 25″-30″/2mm. Có thể dùng các máy như Wild N-2, HB-1, Ni-030, Ni-25…Dùng mia hai mặt có khoảng chia nhỏ nhất là 1cm để đo thủy chuẩn. Trước khi đo phải tiến hành kiểm nghiệm máy thủy bình và mia.
Tại một trạm máy cần thực hiện đọc số theo trình tự S-T-T-S, tức là:
- Đọc số khoảng cách sau, chỉ giữa, mặt đen mia sau.
- Đọc số khoảng cách trước, chỉ giữa, mặt đen mia trước.
- Đọc số chỉ giữa, mặt đỏ mia trước.
- Đọc số chỉ giữa, mặt đỏ mia sau.
Khoảng cách tối đa từ máy đến mia không quá 150 mét đối với đo thủy chuẩn kỹ thuật. Chênh lệch khoảng cách mia sau và mia trước không quá 10 mét, tích lũy chênh khoảng cách không quá 50 mét.
Kết quả đo được ghi vào sổ theo mẫu quy định, không tẩy xóa, cuối trang phải cộng kiểm tra.
Mẫu sổ đo thủy chuẩn:
Sau khi đo phải tiến hành kiểm tra sai số khép tuyến đo theo điều kiện:
fhđo ≤ fhgh
Dùng phương pháp bình sai chặt chẽ sử dụng phần mềm bình sai trên máy tính để bình sai lưới độ cao kĩ thuật.